Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

Kiến thức về 7 công cụ quản lý chất lượng

Bảy công cụ cơ bản quản lý chất lượng hay còn gọi là 7 công cụ quản lý chất lượng khởi nguồn từ Nhật Bản, bao gồm các biểu đồ đơn giản và kỹ thuật thống kê. Bất cứ ai được đào tạo về thống kê cơ bản đều có khả năng áp dụng 7 công cụ này vào các vấn đề liên quan đến chất lượng từ đơn giản cho đến phức tạp.

Qua sự chia sẻ của các chuyên gia Nhật Bản giàu kinh nghiệm trong ngành tư vấn hỗ trợ, chúng tôi nhận thấy rằng: chỉ cần áp dụng 7 công cụ thống kê sau cũng có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề quản lý chất lượng thường gặp trong hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Các công cụ đó bao gồm:

 

• Phiếu kiểm soát (Check sheets)

• Biểu đồ (Charts)

• Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

• Biểu đồ Pareto (Pareto chart)

• Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)

• Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

• Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Trong 7 công cụ thống kê chỉ duy nhất Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram) là do ngài Ishikawa sáng chế vào thập niên 50. Phiếu kiểm soát (check sheets) được áp dụng từ chiến tranh thế giới thứ 2. Biểu đồ Pareto và Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) thì từ đầu thế kỷ 20, còn lại những công cụ khác thì không ai biết đã có từ khi nào, họ chỉ tập hợp lại nghiên cứu và áp dụng chúng.

 

1. Phiếu kiểm soát (Check Sheets)

Phiếu kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của các hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép bạn thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan. Đây là một dạng lưu trữ đơn giản một số phương pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện.

Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:

- Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất

- Kiểm tra các dạng khuyết tật

- Kiểm tra vị trí các khuyết tật

- Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm

- Kiểm tra xác nhận công việc

Thường thì, Phiếu kiểm tra sẽ theo dõi sự kiện theo thời gian nhưng cũng có thể dùng để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng làm đầu vào của Biểu đồ tập trung, Biểu đồ Pareto… Ví dụ về các vấn đề cần theo dõi có thể là: số lần tràn đổ/tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa /tuần, rác thải nguy hại thu được/giờ làm việc, v.v…

                             

                                                                                       Hình minh họa

2. Biểu đồ (Charts)

Biểu đồ thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng thông qua dạng hình ảnh. Là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý quan sát và đánh giá sự phân bố dữ liệu theo thời gian hoặc theo giai đoạn cụ thể.

Có rất nhiều dạng biểu đồ: Biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ hình bánh, biểu đồ dạng thanh, biểu đồ Gantt chart, biểu đồ mạng nhện.

                            

                                                                                            Hình minh họa

 3. Biểu đồ Histogram (Histogram)

Được Karl Pearson giới thiệu, là dạng biểu đồ cột cho thấy tần số xuất hiện của từng yếu tố.

Mục tiêu chính của Histogram là nghiên cứu mật độ xuất hiện của dữ liệu và biết được những yếu tố hay dữ liệu nào lặp lại thường xuyên hơn.

Biểu đồ Histogram giúp ưu tiên các yếu tố quan trọng và xác định vấn đề nào cần được xử lý ngay.                  

                       

4. Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram), biểu đồ xương cá hay biểu đồ Ishikawa

Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.

Mục đích: Là một phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân của một vấn đề, từ đó thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất.

Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây nên việc hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó, như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống. Người ta còn gọi biểu đồ này là biểu đồ xương cá, biểu đồ Ishikawa, hay tiếng Nhật là Tokuzei Yoin – biểu đồ đặc tính…

Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.

                          

 

5. Biểu đồ Pareto (nguyên tắc 80 – 20)

Được đặt theo tên Vilfredo Pareto. Biểu đồ này giải quyết vấn đề dựa theo nguyên tắc 80 – 20, có nghĩa là 80% kết quả/ sai phạm đến từ 20% là các nguyên nhân lớn thì được gọi là Vital Few, còn nếu 20% vấn đề/ sai phạm đến từ 80% các yếu tố nhỏ thì được gọi là Trvial many

Và mục đích chính của biểu đồ Pareto là đánh dấu yếu tố quan trọng nhất gây nên vấn đề hay sai phạm                                                 

6. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) đó là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.

Mục đích: Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này.

Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.

                                     

7. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Được đặt theo tên Walter A. Shewhart, là biểu đồ thống kê cơ bản giúp xác định quy trình sản xuất có nằm trong vòng kiểm soát và có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không

Biểu đồ kiểm soát được sử dụng phố biến trong quản lý chất lượng, Six Sigma và cũng có vai trò quan trọng trong xác định quy trình năng lực và các biến số trong sản xuất.

Biểu đồ kiểm soát cũng giúp dự đoán kết quả của quy trình, biết được các mô hình sản xuất khác nhau và nghiên cứu nên thay đổi quy trình ra sao trong một khoảng thời gian nhất định.

Hy vọng với bài viết trên  đã giúp các bạn và các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng hiệu quả vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ chứng nhận, kiểm định vui lòng liên hệ với chúng tôi - công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol. Hotline: 1800.646480 hoặc qua email opa@opacontrol.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sửa điện nước hn tamphatan

https://tamphatanhn.blogspot.com/2024/01/sua-ien-nuoc-tamphatan.html  Dịch vụ  sửa chữa điện nước tại Hà Nội  của chúng tôi mang đến giải ph...