Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

Chứng nhận hợp quy sơn - Giới hạn hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT

 Chứng nhận hợp quy sơn - giới hạn hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT là quy chuẩn có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Quy chuẩn này là yêu cầu bắt buộc với các đơn vị kinh doanh các sản phẩm sơn trước khi đưa ra thị trường.

Vì sao phải giới hạn hàm lượng chì trong sơn?

Chì thường được sử dụng pha chế với sơn nhằm mang lại mục đích gia tăng độ bám, làm mềm mịn, tạo thẩm mỹ cho sản phẩm, đem lại hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.
Tuy nhiên, chì là một nguyên tố hóa học nặng, độc hại, nhiều doanh nghiệp lạm dụng dẫn đến ảnh hưởng xấu đến con người, xã hội. Tại Việt Nam đã ban hành các thông tư quy định về vấn đề này.

Thông tư về giới hạn hàm lượng chì trong sơn

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN về quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
Bộ công thương ban hành Thông tư số 51/2020/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2020/BCT về hàm lượng chì trong sơn. 
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2022 cho nên các doanh nghiệp, tổ chức phải nắm rõ về quy chuẩn này và có phương án sẵn sàng để tổ chức lưu thông sản phẩm.

Doanh nghiệp đạt được lợi ích gì khi có chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 08:2020?

Chứng nhận hợp quy sơn không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật mà còn mang đến rất nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp
- Sản phẩm được lưu thông hợp pháp
- Gia tăng giá trị sản phẩm
- Tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm
- Tạo niềm tin với người tiêu dùng và đối tác
- Thể hiện chất lượng doanh nghiệp đáp ứng đúng quy chuẩn

Dịch vụ chứng nhận hợp quy sơn của OPAcontrol


Là một tổ chức chứng nhận độc lập, uy tín, OPAcontrol được các cơ quan chức năng của BỘ CÔNG THƯƠNG chỉ định để thực hiện công tác chứng nhận hợp quy Sơn theo QCVN 08:2020/BCT về giới hạn hàm lượng chì trong sơn.
Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm.
Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận vật liệu xây dựng;
Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý.
Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Để được tư vấn và kiểm tra chất lượng một cách tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi  công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol. Hotline: 1800.646480 hoặc qua email: opa@opacontrol.vn








Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Chứng nhận ISO 9001 trong doanh nghiệp

 Tiêu chuẩn ISO 9001 về Hệ thống quản lý chất lượng là tiêu chuẩn quốc tế được các doanh nghiệp lớn-nhỏ sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó có nhiều các công ty áp dụng ISO 9001:2015 không đủ điều kiện đạt được chứng nhận này hoặc không duy trì được hệ thống do vấp phải một số thiếu sót cơ bản cần thiết. 

Khái niệm ISO 9001

                                
ISO 9001 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Iso 9001 đưa ra các yêu cầu sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Sau đây là một số hạn chế của các doanh nghiệp thường mắc phải khi xây dựng hệ thống ISO 9001

Hành động và giải quyết các rủi ro và cơ hội

- Doanh nghiệp cần đề ra các rủi ro để có biện phá xử lý kịp thời

Năng lực

- Các doanh nghiệp còn hạn chế việc đào tạo, chưa có cách tạo cơ hội phát huy toàn bộ năng lực của nhân viên 

Kiểm soát nhà cung cấp

- Không đưa được sự thỏa đáng của các yêu cầu khi trao đổi thông tin tới nhà cũng cấp bên ngoài

Kiểm soát đầu ra không phù hợp

- Không kiểm soát được các sản phẩm lỗi xuất phát trong quá trình sản xuất ở khâu nào dẫn đến sản phẩm đưa ra thị trường kém chất lượng

Cần cải tiến sự không phù hợp và hành động khắc phục, cải tiến liên tục

- Khiếu nại của khách hàng hay sản phẩm không phù hợp nhưng không biết cách hành động dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng

Do đó ta thấy tầm quan trọng của ISO 9001:2015

Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001 tại OPACONTROL


  • Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm.
  • Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận vật liệu xây dựng;
  • Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý.
  • Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.
Để được tư vấn và kiểm tra chất lượng một cách tốt nhất hãy liên hệ với công ty TNHH chứng nhận và kiểm định chất lượng OPACONTROL. Hotline:1800.646480 hoặc qua email opa@opacontrol.vn


















Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

Chứng nhận hợp chuẩn vữa khô trộn sẵn

 Vữa khô trộn sẵn là một sản phẩm phổ biến trong thị trường vật liệu xây dựng. Loại vữa này thay thế cho nhiều nguyên vật liệu khác tạo tính tiện lợi khi thi công. Vậy vữa khô trộn sẵn là gì? Chứng nhận hợp chuẩn và thử nghiệm vữa khô như thế nào? Bài viết dưới đây của OPAcontrol sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.


1. Vữa khô trộn sẵn là gì?



Vữa khô trộn sẵn (hay còn gọi là vữa khô xây dựng, bê tông khô trộn sẵn, vữa xi măng khô, vữa xây tô trộn sẵn…) là sản phẩm vữa khô dân dụng dùng cho thị trường xây dựng. Loại vữa khô này gồm các thành phần chính như xi măng; cát sạch sấy khô và các loại phụ gia đi kèm.

2. Các chỉ tiêu thử nghiệm của vữa khô xây dựng

  • Độ chảy
  • Độ chảy sau 30p
  • Độ tách nước
  • Cường độ chịu nén 1, 3, 7, 28 ngày
  • Thay đổi chiều cao cột vữa tại lúc kết thúc đông kết so với chiều cao ban đầu
  • Thay đổi chiều dài mẫu vữa đã đóng rắn ở 1, 3, 7, 28 ngày

3. Chứng nhận hợp chuẩn của vữa khô xây dựng

OPAcontrol cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn các loại vữa:

Lĩnh vực chứng nhận sản phẩm hàng hóa

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Vữa xây dựng

TCVN 4314:2003

Vữa khô trộn sẵn không co

TCVN 9204:2012

Vữa cho bê tông nhẹ

TCVN 9028:2011

4. Thử nghiệm chứng nhận vữa khô tại OPAcontrol

Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng OPAcontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm.

Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận vật liệu xây dựng;

Tận tâm với khách hàng: OPAcontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý.

Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.

Để được tư vấn và kiểm tra chất lượng một cách tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng OPAcontrol. Hotline: 1800.646480 hoặc qua Email: Opa@opacontrol.vn

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

Thử nghiệm gỗ ghép thanh

 

1. Gỗ ghép thanh là gì?

Gỗ ghép thanh là một trong những sản phẩm từ gỗ phổ biến trong ngành thi công nội thất, được ứng dụng rộng rãi từ bàn ghế, kệ tủ, kệ bếp….Không những vậy, gỗ ghép còn được sử dụng để tạo ra một tấm gỗ lớn hơn phục vụ cho nhiều mục đích trong đời sống.                                                                                                   

                           

Gỗ ghép thanh tự nhiên chính là dòng ván gỗ được sản xuất từ việc lắp ghép những thanh gỗ tự nhiên với nhau theo những công nghệ hiện đại để tạo lên được một tấm gỗ có kích thước lớn.

Hầu hết, những thanh gỗ nhỏ đều được xử lý và tẩm sấy khá nghiêm ngặt trên dây chuyền rất hiện đại. Việc tẩm sấy gỗ với mục đích nhằm loại bỏ hết các tác nhân có thể xâm lấn gỗ như: mối mọt, ẩm mốc.

Từ đó, những thanh gỗ này sẽ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép rồi phủ sơn để tạo lên sản phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Hiện nay, gỗ tự nhiên ghép thanh có 2 hình thức cơ bản ghép gỗ là:

- Ghép song song

- Ghép mặt

2. Ưu nhược điểm gỗ ghép thanh

                                    

- Ưu điểm gỗ ghép thanh

•        Độ bền: Gỗ ghép thanh có độ bền khá cao không kém độ bền của dòng gỗ tự nhiên nguyên khối nếu như các đơn vị sản xuất sử dụng chất kết dính chuyên dụng, đảm bảo chất lượng.

•        Mẫu mã: Gỗ ghép thanh là dòng chất liệu cũng sở hữu khá đa dạng về mẫu mã, bề mặt gỗ ghép đã được xử lý vô cùng tốt thế nên độ bền màu khá cao và có khả năng chịu được xước, chịu được va đập tốt.

•        Vật liệu: Vật liệu dùng để sản xuất gỗ tự nhiên ghép thanh chủ yếu những dòng gỗ rừng trồng thay cho những dòng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hiện nay.

•        Giá thành: Gỗ tự nhiên ghép thanh sẽ có giá thành mềm hơn rất nhiều so với dòng gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20 – 30%.

- Nhược điểm gỗ tự nhiên ghép thanh

Độ đồng đều về màu sắc cũng như hệ vận hành không cao do chúng được ghép nối nhiều những thanh gỗ khác nhau.

Từ các ưu nhược điểm nhận thấy đối với các gia đình nào có kinh tế và mức thu nhập vừa phải thì việc sử dụng thiết kế nội thất bằng gỗ tự nhiên ghép thanh là 1 quyết định khá sáng suốt.

3. Ứng dụng gỗ tự nhiên ghép thanh trong xây dựng và thiết kế nội thất

Hiện nay, gỗ ghép thanh được ứng dụng vào trong thiết kế và thi công xây dựng, thiết kế nội thất, thay thế dần các sản phẩm gỗ tự nhiên đắt tiền dùng làm bàn, ghế, các loại kệ , tủ…

4. Các chỉ tiêu thử nghiệm gỗ ghép thanh

                                  

- Chiều dày ván ghép thanh trước khi hoàn thiện

- Chiều dày ván ghép thanh sau khi hoàn thiện

- Độ ẩm

- Khối lượng thể tích ở trạng thái tự nhiên

- Khối lượng thể tích khô tuyệt đối

- Độ bền uốn tại mối nối

- Độ bền kéo tại mối nối

- Độ bền kéo dọc thớ

- Độ bền trượt mạch keo

- Tỷ lệ phần trăm gỗ phá hủy

- Tách mạch keo theo phương pháp D (2 chu kỳ)

5. Đánh giá chất lượng của các sản phẩm từ gỗ ghép thanh

Tuy có nhiều ưu điểm và nhiều ứng dụng trong trang trí nội thất cũng như xây dựng, nhưng các sản phẩm từ gỗ ghép thanh vẫn chưa được người tiêu dùng đánh giá cao. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Theo OPAcontrol tìm hiểu thì một trong những nguyên nhân quan trọng nhất mà người tiêu dùng, nhà sản xuất, chủ đầu tư công trình gặp phải đó chính là chưa đánh giá được chính xác sản phẩm gỗ ghép công nghiệp đủ tiêu chuẩn đáp ứng được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Vì dòng sản phẩm này tương đối mới và đòi hỏi trình độ kỹ thuật viên thực hành cao. Nên có rất ít phòng thử nghiệm có thể đáp ứng được.

6. Tại sao nên thử nghiệm gỗ ghép thanh tại OPACONTROL?

Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, OPAcontrol sẽ cung cấp các giải pháp tư vấn, kiểm tra, thử nghiệm các sản phẩm gỗ ghép thanh đến mọi khách hàng

  • Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm.
  • Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận vật liệu xây dựng;
  • Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý.
  • Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.

Để được tư vấn và kiểm tra chất lượng một cách tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi  công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol. Hotline: 1800.646480

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

Công bố hợp chuẩn VLXD và những điều doanh nghiệp cần biết

 

Giới thiệu

Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn.

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ ngày 01/7/2008).

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007).

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 03/9/2007).

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2009).

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 27/01/2013).

- Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 15/5/2017).

                                            

2. Trình tự công bố hợp chuẩn

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).

 

a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;

b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

 

 Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).

3. Hồ sơ đăng kí công bố hợp chuẩn

Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Phòng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Kon Tum và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

 

1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:

a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III văn bản số 05/VBHN-BKHCN ngày 28 tháng 8 năm 2017 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

 

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

 

c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

 

d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.

 

2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:

a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III văn bản số 05/VBHN-BKHCN ngày 28 tháng 8 năm 2017 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật);

 

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

 

c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

 

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III văn bản số 05/VBHN-BKHCN ngày 28 tháng 8 năm 2017 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;

 

đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;

 

e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III văn bản số 05/VBHN-BKHCN ngày 28 tháng 8 năm 2017 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.

Ưu điểm khi hợp chuẩn tại OPAcontrol

  • Trang thiết bị hiện đại: Trung tâm thí nghiệm kiểm định chất lượng Opacontrol được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác, trung thực của kết quả thử nghiệm.
  • Đội ngũ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm và chứng nhận vật liệu xây dựng;
  • Tận tâm với khách hàng: Opacontrol có thể hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo các tiêu chuẩn sản phẩm bằng năng lực của tổ chức chứng nhận nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực pháp lý.
  • Tiết kiệm: Thủ tục và chi phí rõ ràng, hợp lý đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu của khách hàng, đem đến giá trị thực cho các doanh nghiệp hợp tác.

Để được tư vấn và hướng dẫn tiến hành thủ tục công bố hợp chuẩn vật liệu xây dựng, doanh nghiệp hãy liên lạc với chúng tôi OPAcontrol nơi tận tâm và hiệu quả. Hotline: 1800.646480 hoặc qua email opa@opacontrol.vn

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

Kiến thức về 7 công cụ quản lý chất lượng

Bảy công cụ cơ bản quản lý chất lượng hay còn gọi là 7 công cụ quản lý chất lượng khởi nguồn từ Nhật Bản, bao gồm các biểu đồ đơn giản và kỹ thuật thống kê. Bất cứ ai được đào tạo về thống kê cơ bản đều có khả năng áp dụng 7 công cụ này vào các vấn đề liên quan đến chất lượng từ đơn giản cho đến phức tạp.

Qua sự chia sẻ của các chuyên gia Nhật Bản giàu kinh nghiệm trong ngành tư vấn hỗ trợ, chúng tôi nhận thấy rằng: chỉ cần áp dụng 7 công cụ thống kê sau cũng có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề quản lý chất lượng thường gặp trong hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Các công cụ đó bao gồm:

 

• Phiếu kiểm soát (Check sheets)

• Biểu đồ (Charts)

• Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

• Biểu đồ Pareto (Pareto chart)

• Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)

• Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

• Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Trong 7 công cụ thống kê chỉ duy nhất Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram) là do ngài Ishikawa sáng chế vào thập niên 50. Phiếu kiểm soát (check sheets) được áp dụng từ chiến tranh thế giới thứ 2. Biểu đồ Pareto và Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) thì từ đầu thế kỷ 20, còn lại những công cụ khác thì không ai biết đã có từ khi nào, họ chỉ tập hợp lại nghiên cứu và áp dụng chúng.

 

1. Phiếu kiểm soát (Check Sheets)

Phiếu kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của các hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép bạn thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan. Đây là một dạng lưu trữ đơn giản một số phương pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện.

Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:

- Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất

- Kiểm tra các dạng khuyết tật

- Kiểm tra vị trí các khuyết tật

- Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm

- Kiểm tra xác nhận công việc

Thường thì, Phiếu kiểm tra sẽ theo dõi sự kiện theo thời gian nhưng cũng có thể dùng để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng làm đầu vào của Biểu đồ tập trung, Biểu đồ Pareto… Ví dụ về các vấn đề cần theo dõi có thể là: số lần tràn đổ/tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa /tuần, rác thải nguy hại thu được/giờ làm việc, v.v…

                             

                                                                                       Hình minh họa

2. Biểu đồ (Charts)

Biểu đồ thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng thông qua dạng hình ảnh. Là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý quan sát và đánh giá sự phân bố dữ liệu theo thời gian hoặc theo giai đoạn cụ thể.

Có rất nhiều dạng biểu đồ: Biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ hình bánh, biểu đồ dạng thanh, biểu đồ Gantt chart, biểu đồ mạng nhện.

                            

                                                                                            Hình minh họa

 3. Biểu đồ Histogram (Histogram)

Được Karl Pearson giới thiệu, là dạng biểu đồ cột cho thấy tần số xuất hiện của từng yếu tố.

Mục tiêu chính của Histogram là nghiên cứu mật độ xuất hiện của dữ liệu và biết được những yếu tố hay dữ liệu nào lặp lại thường xuyên hơn.

Biểu đồ Histogram giúp ưu tiên các yếu tố quan trọng và xác định vấn đề nào cần được xử lý ngay.                  

                       

4. Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram), biểu đồ xương cá hay biểu đồ Ishikawa

Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.

Mục đích: Là một phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân của một vấn đề, từ đó thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất.

Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây nên việc hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó, như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống. Người ta còn gọi biểu đồ này là biểu đồ xương cá, biểu đồ Ishikawa, hay tiếng Nhật là Tokuzei Yoin – biểu đồ đặc tính…

Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.

                          

 

5. Biểu đồ Pareto (nguyên tắc 80 – 20)

Được đặt theo tên Vilfredo Pareto. Biểu đồ này giải quyết vấn đề dựa theo nguyên tắc 80 – 20, có nghĩa là 80% kết quả/ sai phạm đến từ 20% là các nguyên nhân lớn thì được gọi là Vital Few, còn nếu 20% vấn đề/ sai phạm đến từ 80% các yếu tố nhỏ thì được gọi là Trvial many

Và mục đích chính của biểu đồ Pareto là đánh dấu yếu tố quan trọng nhất gây nên vấn đề hay sai phạm                                                 

6. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) đó là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.

Mục đích: Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này.

Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.

                                     

7. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Được đặt theo tên Walter A. Shewhart, là biểu đồ thống kê cơ bản giúp xác định quy trình sản xuất có nằm trong vòng kiểm soát và có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không

Biểu đồ kiểm soát được sử dụng phố biến trong quản lý chất lượng, Six Sigma và cũng có vai trò quan trọng trong xác định quy trình năng lực và các biến số trong sản xuất.

Biểu đồ kiểm soát cũng giúp dự đoán kết quả của quy trình, biết được các mô hình sản xuất khác nhau và nghiên cứu nên thay đổi quy trình ra sao trong một khoảng thời gian nhất định.

Hy vọng với bài viết trên  đã giúp các bạn và các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng hiệu quả vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ chứng nhận, kiểm định vui lòng liên hệ với chúng tôi - công ty TNHH Chứng Nhận Và Kiểm Định Chất Lượng Opacontrol. Hotline: 1800.646480 hoặc qua email opa@opacontrol.vn

Sửa điện nước hn tamphatan

https://tamphatanhn.blogspot.com/2024/01/sua-ien-nuoc-tamphatan.html  Dịch vụ  sửa chữa điện nước tại Hà Nội  của chúng tôi mang đến giải ph...